Loãng xương ở người cao tuổi là bệnh lý phổ biến hiện nay, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Vậy tại sao người cao tuổi lại hay mắc phải bệnh lý này? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi qua bài viết này nhé!

Một số nguy cơ phổ biến gây loãng xương ở người cao tuổi

  • Tuổi cao, các cơ quan bị lão hóa

Ở người cao tuổi, khung xương  lão hóa dần, gây ra sự mất ổn định tư thế, giảm hiệu suất cơ bắp, thị lực kém, giảm nhận thức,…làm họ dễ ngã hơn, dẫn đến việc thường xuyên chấn thương xương gây rạn xương, gãy xương. Người từng bị gãy xương có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường vì sự tái tạo các mô xương mới sẽ không hoàn thiện như ban đầu trong giai đoạn hình thành và phát triển xương.  

  • Do thiếu hụt hormone

Đối với phụ nữ, hormone estrogen có tác dụng bảo vệ xương, do đó những người có nồng độ estrogen thấp sẽ có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao. Tình trạng estrogen thấp thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh hay những phụ nữ phải cắt bỏ cả 2 buồng trứng vì một lý do nào đó. 

Đối với nam giới, hormone testosterone đảm nhiệm vai trò bảo vệ xương, do đó những người có lượng hormone testosterone thấp thì nguy cơ bị loãng xương sẽ cao hơn so với những người có lượng hormone testosterone bình thường.

Người bị loãng xương thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,…

Người bị loãng xương thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,…

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Người cao tuổi thường ăn ít hoặc các vấn đề bệnh tật bắt buộc phải ăn uống kiêng khem dẫn đến cơ thể bị thiếu chất, thiếu canxi gây ảnh hưởng đến xương khớp. Bên cạnh đó, ở độ tuổi trên 65 tuổi, ruột bắt đầu lão hóa, không thể hấp thụ canxi từ chế độ ăn uống hiệu quả như khi còn trẻ, làm cho tình trạng loãng xương ở người già càng trở nên trầm trọng hơn.

  • Thiếu vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Để tổng hợp vitamin D, ta có thể cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, da đã bị lão hóa đã làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D. Bên cạnh đó, người già cũng là đối tượng có nhiều bệnh tật, nên họ thường nằm nghỉ ngơi trong nhà, ít khi ra ngoài trời hơn các đối tượng khác. Do đó nguy cơ loãng xương ở người già bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các độ tuổi khác.

  • Ít vận động, tập thể dục 

Ở bất kỳ độ tuổi nào, xương và cơ bắp cũng cần tập thể dục để duy trì sức mạnh. Tuy nhiên, do việc vận động khó khăn, dễ đau mỏi khiến người già không mấy hứng thú với việc tập thể dục. Hệ quả là xương bị yếu đi, nguy cơ mắc bệnh loãng xương tăng lên. 

  • Lạm dụng các chất kích thích

Hút thuốc lá hay uống quá nhiều rượu, café sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể, đồng thời làm cho hormone estrogen không thực hiện được nhiệm vụ của mình dẫn đến bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Chấrt kích thích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Vai trò của dinh dưỡng đến sức khỏe xương khớp

Xương khớp là khung nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Sự hợp thành của hệ thống gồm gồm xương, dây chằng, cơ và mấu khớp giúp bạn cử động linh hoạt và tự nhiên. Vì vậy, để cơ thể có thể hoạt động bình thường, dẻo dai thì ta cần phải bảo vệ xương khớp khỏe mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Nói đến nguồn dinh dưỡng tốt cho xương khớp, chúng ta cần chú ý hai dưỡng chất đó là canxi và vitamin D. Vitamin D là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng mật độ xương thấp hoặc thậm chí là mất xương sớm. 

Bên cạnh đó, trong trường hợp dây chằng không nhận kịp dinh dưỡng từ hệ tuần hoàn máu sẽ tự động lấy năng lượng từ dịch khớp (dung dịch nằm giữa hai mấu khớp). Khi chịu lực, dây chằng co giãn và lúc này, dịch khớp hỗ trợ năng lượng cho dây chằng phục hồi. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ cung cấp dưỡng chất duy trì mấu khớp, đồng thời góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ đĩa đệm.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người cao tuổi bảo vệ xương khớp khỏe mạnh

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người cao tuổi bảo vệ xương khớp khỏe mạnh

Nâng cao sức khỏe xương khớp và phòng ngừa loãng xương từ chế độ dinh dưỡng

Càng phòng ngừa sớm thì nguy cơ gây bệnh loãng xương càng ít đi. Vì vậy, bạn hãy tạo cho mình thói quen thường xuyên vận động cũng như tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương nhằm ngăn chặn nguy cơ gây loãng xương. Cụ thể:

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương. Ngoài việc giữ cho xương chắc khỏe, canxi còn giúp đông máu, giúp dây thần kinh truyền tín hiệu và điều hòa sự co bóp của cơ bắp,…Vì vậy, chúng ta cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể để không mắc phải bệnh loãng xương ảnh hưởng đến sức khỏe .

Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: sữa động vật, trứng, tôm, cua, cá, mè, đậu nành, đậu các loại, tinh bột như gạo, bột mì, bột bắp, rau cải xanh, rau ngót, rau đay, mồng tơi…Đặc biệt sử dụng sữa hàng ngày và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể bạn, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp hạn chế bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp hạn chế bệnh loãng xương ở người cao tuổi

  • Bổ sung vitamin D

Chỉ bổ sung canxi là chưa đủ để phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi bởi chính vitamin D là chất xúc tác để việc chuyển hóa canxi diễn ra hiệu quả. Vitamin D có nhiều trong các loại cá có nhiều dầu (cá hồi, cá ngừ, cá thu), lòng đỏ trứng gà, nấm hương, sữa… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 15 giờ vì trong khoảng thời gian này ánh nắng có nhiều tia UVB là chất xúc tác hấp thụ D qua da.

Vitamin D giúp tăng cường sức khoẻ tốt

Vitamin D giúp tăng cường sức khoẻ tốt